PHIẾU BÀI TẬP (“CHIẾC LƯỢC NGÀ” – Nguyễn Quang Sáng-)
Câu 1: Câu văn dưới đây có một số lỗi về chính tả, ngữ pháp: “Trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” không chỉ thể hiện tình cảm người cha dành cho con. Qua đoạn trích ấy còn cho ta thấy tình yêu thắm thiết của đứa con thơ ngây”
a. Hãy sửa lại các lỗi đó và chép lại cho đúng.
b. Nếu câu văn trên là câu mở đầu cho một đoạn văn thì đề tài của đoạn văn đó là gì?
c. Hãy viết đoạn văn về đề tài trên sao cho:
- Câu đã sửa là câu mở đoạn.
- Thân đoạn gồm 10 câu, trong đó có sử dụng một câu ghép (gạch chân câu ghép)
- Cho biết cách trình bày nội dung đoạn văn vừa viết.
Câu 2: Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:
“Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám- năm đó ta chưa võ trang- trong một trận càn lớn của quân Mĩ- ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăn trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.
- Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.
Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi”
a. Phân tích ngữ pháp của câu văn sau:
- “Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh”.
b. Đoạn văn trên là lời kể của nhân vật nào? Ngôi kể đó có tác dụng gì?
c. Lời kể đó gợi cho em những suy nghĩ gì về tình cảm gia đình trong chiến tranh?
d. Ý kiến của em về nhận xét sau: “Khước từ quyết liệt hay ôm chặt không muốn rời xa cha cũng đều thể hiện tình yêu thương cha sâu sắc của bé Thu”
Câu 3 “Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ.” (Trích Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)
1: Nhân vật "anh" và "con bé" trong đoạn trích trên là những ai? Tại sao trong đoạn trích trên, nhân vật con bé còn “ngơ ngác, lạ lùng” nhưng đến phần sau của truyện lại có sự thay đổi “Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”?
2: Xác định và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu “Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.”?
3: Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích nằm ở tình huống nào? Ý nghĩa của tình huống này là gì? Theo em, chi tiết “vết thẹo dài bên má phải” của nhân vật “anh” trong truyện ngắn này có ý nghĩa như thế nào trong việc xây dựng cốt truyện và bộc lộ chủ đề?
4: Viết một đoạn văn từ 10 - 12 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp nêu cảm nhận của em nhân vật "con bé" trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”. Trong đoạn văn có sử dụng một câu mở rộng thành phần và một phép liên kết. (Gạch chân và chú thích rõ)
Câu 4: Cho đoạn trích
"Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên : "Má! Mà!". Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy" (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.196)
1. Đoạn trích trên được rút ra từ tác phẩm nào, của ai ? Kể tên hai nhân vật được người kể chuyện nhắc tới trong đoạn trích.
2. Xác định thành phần khởi ngữ trong câu: "Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy"
3. Lẽ ra, cuộc gặp mặt sau tám năm xa cách sẽ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc nhưng trong câu chuyện, cuộc gặp ấy lại khiến anh vật "anh" "đau đớn". Vì sao vậy ?
4. Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ tình cảm sâu nặng của người cha đối với con trong tác phẩm trên, trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và phép thể (gạch gưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép thể).
Câu 5: " …Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám- năm đó ta chưa võ trang- trong một trận càn lớn của Mĩ-ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mỹ bắt vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trồi lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để trả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhở lại đôi mắt của anh.
- Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.
Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi." .
(Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng)
1: Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm có đoạn trích trên? Ý nghĩa nhan đề của tác phẩm?
2: Người kể chuyện ở đây thuộc ngôi kể thứ mấy ? Nêu tác dụng của ngôi kể đó?
3: Ghi lại và xác định tên gọi thành phần câu trong các cụm từ in đậm trong đoạn văn trên?
4: Viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phương pháp lập luận tổng phân hợp, nêu cảm nhận của em về tình cha con của nhân vật "anh Sáu” , trong đoạn văn có sử dụng một câu có khởi ngữ và một phép thế, Gạch chân chú thích
5: Kể tên hai tác phẩm viết về đề tài người lính cách mạng đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 và ghi rõ tên tác giả