PHIẾU ÔN TẬP VĂN BẢN
“VIẾNG LĂNG BÁC”
(Dạy học trực tuyến)
Bài tập 1: Trong văn bản “Viếng lăng Bác”, tác giả Viễn Phương có viết:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.”
(SGK Ngữ văn 9 – Tập hai. NXB Giáo dục. 2005)
- Trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Viếng lăng Bác”.
- Xét về mục đích nói, câu “Ôi!” thuộc kiểu câu gì? Việc sử dụng kiểu câu đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ?
- Trong đoạn thơ trên, hình ảnh hàng tre xuất hiện 2 lần. Hãy nêu sự khác biệt về ý nghĩa của hai lần xuất hiện ấy.
- Hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng từ 10 – 12 câu phân tích đoạn thơ trên để thấy được những xúc cảm của thi sĩ khi đứng bên ngoài lăng Bác. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú và câu ghép (Gạch dưới và chú thích thành phần phụ chú và câu ghép được sử dụng).
- Trong chương trình Ngữ văn THCS, có một tác giả viết một bài thơ về Bác. Đó là ai và bài thơ đó tên là gì?
Bài tập 2: Cho câu thơ:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên”
- Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.
- Đoạn thơ vừa chép nằm trong văn bản nào, của ai. Trình bày mạch cảm xúc của văn bản.
- Trong câu thơ đề bài cho, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.
- Xuyên suốt bài thơ, để miêu tả Bác, nhà thơ đã dùng hàng loạt các hình ảnh mang tầm vóc vĩ đại của vũ trụ như: mặt trời, vầng trăng, trời xanh. Việc làm này có ý nghĩa nghệ thuật gì?
- Bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng từ 10 -12 câu, em hãy phân tích nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trên để thấy rõ những nỗi lòng tác giả tỏ bày khi bước vào trong lăng, đứng trước di hài Bác. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần cảm thán và câu mở rộng thành phần (Gạch dưới và chú thích thành phần cảm thán và câu mở rộng thành phần).