Câu hỏi:
Con
người vẫn thường tự hỏi: “Tương lai sau này của mình sẽ như thế nào?”.
Hãy tưởng tượng về cuộc sống của em 20 năm sau và kể lại cho các bạn
nghe.
Bài thi của bạn Nguyễn Ngọc Nga
Trên cuộc sống này, ai cũng cần có một gia đình. Tôi cũng vậy, tổ ấm của tôi bao giờ cũng tràn ngập hạnh phúc và tiếng cười.
Người
ta thường ví thời gian như một dịng sơng trơi mãi, mới đó mà đã hai
mươi năm. Tôi bây giờ đã là một bác sĩ làm việc ở bệnh viện tỉnh được
khoảng năm năm nay rồi. Tôi ngày nào cũng tất bật lo cho công việc ở
bệnh viện. Có khi về đến nhà thì con tôi cũng đã ngủ từ lâu. Chồng tôi
đi dạy học ở một trường trung học khá lớn ở tỉnh. Ngày ngày anh ấy đi
làm, trưa về nhà lo cơm nước rồi lại đi tiếp. Ngày qua ngày, mỗi người
một việc, không ai trách ai. Cô con gái bé bỏng của tôi đang học lớp
một. Tuy bằng tuổi với mấy đứa bạn cùng lớp nhưng nó cao hơn và thông
minh hơn hẳn chúng bạn. Cô bé sở hữu chiều cao của cha, trí thông minh
của cả mẹ và cha.
Từ
lúc bé, tôi đã mơ ước rằng mình sẽ được làm một người bác sĩ thật
giỏi. Điều đó bây giờ đã trở thành sự thật sau một thời gian dài phấn
đấu không ngừng. Cái mơ ước ấy bắt đầu xuất hiện trong tôi từ khi ông
của tôi bị bệnh, không đủ chi phí để điều trị nên đã qua đời. Tôi buồn
lắm. Nhưng bây giờ, tôi đã biến cái ước mơ cao xa đó thành sự thật. Tôi
chuyên khoa tai mũi họng, khám cho những người lớn. Tôi không biết
bệnh nhân của tôi có hài lòng về thái độ và tác phong làm việc của tôi
hay không nhưng có lẽ họ sẽ bảo thầm: “Cũng rất tốt đấy chứ. Thái độ
không đến nỗi tệ”. Tôi tự mình ngồi xét lại những hồ sơ bệnh nhân vào
cuối mỗi ngày, và cũng ngồi xét lại những hành động, thái độ trong
ngày. Tối về nhà, tôi cùng ngồi ăn cơm với gia đình, làm phần việc còn
lại của mình và đi ngủ.
Bao
giờ chồng tôi cũng dậy sớm hơn tôi. Sáng nào cũng vậy, sau khi lo xong
bữa điểm tâm cho cả nhà, anh ấy trở về phòng, đánh thức tôi dậy, rồi
cả hai chúc nhau một buổi sáng tốt lành. Cả nhà ăn sáng xong, bố của
đứa con thân yêu của chúng tôi đưa nó đến trường, tiện thể đưa tôi đến
bệnh viện. Đứa con gái ngồi nấp sau lưng ba, dựa vào lòng mẹ, ríu rít
ca hát suốt quãng đường đến trường. Chồng tôi vừa đi vừa hỏi chuyện học
hành, làm việc của hai mẹ con, nhắc lại những điều hai mẹ con cần sữa
chữa, lưu ý. Đến trường của con, chồng tôi đón lấy con gái yêu từ bàn
tay tôi, hôn lên má rồi trao lại để tôi dắt bé vào lớp học. Sau đó
chở tôi đến bệnh viện, anh ấy không quên câu nói quen thuộc: “chiều nay
anh lại đến đón nhé!”. Chồng tôi, anh ấy lúc nào cũng làm tốt công
việc của mình.
Rồi
còn cả cô con gái xinh xắn bé bỏng của tôi nữa. Về trí tuệ của nó thì
tôi không phải lo. Cô bé giỏi đều các môn, nhất là cô bé viết chữ khá
đẹp và học giỏi nhất môn Toán. Nó lúc nào cũng tự giác làm bài tập về
nhà. Cô con gái của tôi lại còn rất yêu thích thiên nhiên và trồng cây
từ khi nó vừa vào lớp Mầm. Tôi yêu nó hơn cũng chính vì điều đó.
Hiện
tại, gia đình tôi tuy không sống với ông bà của cháu bé nhưng đều đặn
chúng tôi vẫn thường về thăm cha mẹ. Nhà nội gần nên cứ cuối tuần, vào
ngày chủ nhật, chúng tôi lại đưa đứa cháu duy nhất của ông bà về nhà
chơi. Cháu gái của ông bà rất thích những món đồ chơi mà ông bà làm
tặng cho nó như những con cào cào làm bằng lá dừa, những cái kèn lá…
Vườn cây nhà ông bà luôn cuốn hút đứa trẻ thơ ngây. Nhà ngoại thì xa
lắm nên thỉnh thoảng, ông bà ngoại chỉ gặp cháu có mấy tuần hè thôi.
Cịn cháu khi về ngoại thì cũng vui không kém gì về nội. Về ngoại, con
tôi được nô đùa dưới sóng biển cùng với anh chị em họ của nó. Gió và
sóng đã xóa đi những căng thẳng về học tập của con gái tôi, cháu lại
được hòa mình cùng với chúng bạn hàng xóm bằng những trò chơi dân gian
mà lúc nhỏ tôi vẫn hay chơi. Đây cũng là những dịp để chúng tôi báo
hiếu cho cha mẹ.
Gia
đình tôi bây giờ tuy luôn bận rộn nhưng lúc nào cũng dành thời gian
quây quần bên nhau, trao đổi sinh hoạt với nhau, trò chuyện chia sẻ nỗi
buồn chuyện vui cho nhau nghe. Khoảng bảy giờ tối thứ bảy, gia đình
của tôi lại tổ chức sinh hoạt với những nội dung như nói về thời sự,
chuyện học tập của con, công việc của ba và mẹ… “Có lúc cả nhà lại kể
những mẫu chuyện vui cho nhau nghe, mở truyền hình xem những chương
trình bổ ích, nói về sai sót của thành viên nào đó trong gia đình và
còn nhiều lắm.
Giờ
đây theo thời gian, con tôi lớn dần lên. Rồi một ngày tôi nhận được từ
tay nó tấm bằng vở sạch chữ đẹp cấp trường, cấp huyện rồi cả cấp thành
phố, rồi tấm bằng khen học sinh giỏi Toán… Mấy ngày hôm đó, cả gia
đình tôi ai cũng thêm yêu thương đứa con gái bé bỏng của gia đình
mình nhiều hơn nữa. Rồi đến chồng tôi lại được nhận bằng giáo viên
giỏi. Tôi cũng được khen. Cả gia đình từ đó nhân đôi niềm hạnh phúc.
Những buổi sinh hoạt gia đình sau hôm đó chỉ toàn đưa ra những thành
tích tốt của mọi người. Phần nhỏ còn lại để dành cho một vài lời góp ý.
Cô
bé con tôi được nghỉ hè. Vào một buổi trưa hè, nó đến nói với tôi như
ngày xưa tôi đến nói với bà ngoại nó, khẽ hỏi tôi: “Tương lai sau này
của con sẽ như thế nào hả mẹ?”. Tôi chợt nhớ lại những khi xưa, trong
một buổi trưa hè, tôi cũng đến bên mẹ tôi hỏi đúng như câu đó. Và vẫn
cứ câu trả lời khi xưa mà mẹ dành cho tôi, tôi nhẹ cười và bảo: “tương
lai con sẽ do chính con quyết định. Nếu con muốn trở thành giống như mẹ
thì cố gắng lên con sẽ làm được. Hãy dựa vào chính mình, cố gắng quyết
tâm thì tương lai của con sẽ ngoan ngoãn trong tay con, nó sẽ vâng
theo những lệnh mà con nói với nó. Cố gắng lên con nhé!”.
Và
cứ như thế, dòng thời gian đã làm cuộc sống ta thay đổi. Tương lai của
tôi đã được dệt nên từ ước mơ của hai mươi năm về trước. Quan trọng là
ta phải có nghị lực để có thể quyết định chính tương lai của mình.