Bài 1:
Con hãy cho biết biện pháp nhân hóa được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào trong các ví dụ dưới đây? Mỗi trường hợp đó thuộc kiểu nhân hóa nào?
a.Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng...
b. Trâu ơi! Ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta...
c. Trong vườn xuân, những nàng hồng nhung kiều diễm đang khoe sắc.
Bài 2:
Hãy chỉ ra các biệp pháp tu từ được sử dụng trong các ngữ liệu sau:
a. Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa...
( Huy Cận)
b. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thuỷ
Đang xông lên chống Mĩ tuyến đầu.
(Lê Anh Xuân)
c. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Viễn Phương)
d. Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
(Trần Đăng Khoa)
e. Những buổi vui sao cả nước lên đường
Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục...
(Chính Hữu)
Bài 3:
Tìm và phân tích hiệu quả của biệp pháp tu từ trong bài ca dao sau
(bằng khoảng 5 câu văn):
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
Bài 4:
Đặt 4 câu văn, trong mỗi câu có sử dụng một biện pháp tu từ đã học.
Bài 5:
Con hãy viết một đoạn văn (từ 8-10 câu) trình bày cảm nhận về nhân vật thầy giáo Ha-men trong truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê.
Yêu cầu: Trong đoạn có câu văn dùng biện pháp so sánh (gạch chân chỉ rõ).