PHƯƠNG PHÁP ĐẨY MẠNH ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỐI VỚI HỌC SINH TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
MÔN NGỮ VĂN
Áp dụng côngnghệ thông tin vào giờ học là hình thành thói quen, kĩ năng ứng dụng các phương tiện dạy học hiện đại cho HS nhằm nâng cao sự chủ động, sáng tạo bắt kịp với xu thế hiện đại. Hoạt động này có thể được tiến hành ở nhà nhằm chuẩn bị bài trước khi đến lớp; tìm hiểu nâng cao, mở rộng vấn đề liên quan đến bài học hoặc được tiến hành ngay tại lớp trước khi trao đổi, thảo luận (với những tài liệu ngắn). Giáo viên giới thiệu tài liệu, HS tự đọc, tự nghiên cứu để giải quyết các nhiệm vụ học tập được giao hoặc cũng có thể GV nêu nhiệm vụ học tập, HS tự tìm kiếm tài liệu và giải quyết. Kết quả học tập cần được kiểm tra, đánh giá trực tiếp qua khâu kiểm tra bài ở lớp hoặc thông qua các sản phẩm đạt được dưới dạng văn bản giấy hoặc file kĩ thuật số.
Với sự hỗ trợ của CNTT, việc giao nhiệm vụ học tập trở nên ấn tượng và dễ dàng với các dạng sơ đồ tư duy hay bảng biểu khuyết (được vẽ bằng các phần mềm chuyên dụng hoặc chỉ đơn giản với trang Word hoặc powerpoint có nhấn mạnh từ khóa vẫn có giá trị trực quan sinh động). Những dạng sơ đồ này có thể đồng thời giới thiệu tài liệu, đưa ra các yêu cầu và hướng dẫn cách làm việc, định hướng giải quyết vấn đề. Việc giao nhiệm vụ học tập cũng có thể trực tiếp hoặc gián tiếp qua các diễn đàn của lớp/nhóm trên các trang dịch vụ internet như facebook, google drive, wiki… hoặc đơn giản là gửi email vao một hộp thư chung của lớp để tất cả HS có thể nhận được nhiệm vụ tự làm việc.
GV có thể thực hiện theo cách thức sau:
+ GV vẽ sơ đồ tư duy với từ khóa trung tâm là chủ đề (vấn đề trung tâm cần giải quyết) và các nhánh chính là các tài liệu mà HS phải đọc, tóm tắt và nêu ý kiến. GV giới thiệu cho HS tài liệu điện tử (có sẵn đường link và hình ảnh bài viết) và tài liệu sách chuyên khảo (có hình ảnh kèm theo). Học sinh phải tự tìm đọc các tài liệu trên và hoàn thiện sơ đồ tư duy. Sản phẩm có thể được trình bày trong buổi ngoại khóa hoặc gửi vào mail hay group học tập của lớp vào một thời gian nhất định để trao đổi và đánh giá giữa GV và HS, giữa HS với nhau.
+ GV giao nhiệm vụ kèm các yêu cầu và định hướng thực hiện bằng bảng biểu khuyết. Tài liệu học tập trong điều kiện có sự hỗ trợ của CNTT cũng được mở rộng từ rất nhiều nguồn khác nhau, không chỉ các tài liệu được in ấn, xuất bản mà cả những tài liệu điện tử được GV giới thiệu đường link cụ thể (sau khi đã thẩm định) hoặc các tài liệu dưới dạng file; HS có thể tìm kiếm và chia sẻ tài liệu dễ dàng, tiết kiệm thời gian qua các công cụ google search, mail, chat…
+ Học sinh tự học, thao tác với tài liệu để chọn lọc, phát hiện những kiến thức cần tóm tắt, cần tham khảo, cần giải quyết với các chức năng tìm kiếm nâng cao, chọn lọc theo từ khóa với sự hỗ trợ của các công cụ, dịch vụ internet như google search... Kết quả của quá trình làm việc với tài liệu đa phương tiện được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như file trình bày (powerpont, prezi), đĩa CD hoặc đơn giản là những file văn bản word cũng dễ dàng xử lí và sử dụng…
Những sản phẩm này được tập thể hóa qua trình bày ở lớp hoặc gửi qua email, chia sẻ qua google drive, chat, facebook... Sự trao đổi, phản hồi giữa GV-HS, HS - HS qua internet bằng chức năng chat hoặc gửi mail, messenger… trong quá trình thực hiện biện pháp này là hết sức cần thiết để có thể hướng dẫn, định hướng, chia sẻ tài nguyên, tạo nên những tài liệu học tập bổ ích.
Việc đánh giá và tự đánh kết quả tự làm việc tài liệu với sự hỗ trợ của công nghệ cũng diễn ra nhanh chóng, cụ thể và hiệu quả hơn qua việc đánh giá trực tiếp sản phẩm tự học hoặc đánh giá gián tiếp trên các diễn đàn bằng cách chia sẻ, trao đổi nhờ các dịch vụ inernet. Ở đây, không chỉ GV là người có quyền đánh giá mà HS có thể đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá kết quả làm việc của bản thân. Do đó, điểm mạnh của biện pháp này còn là tạo niềm vui, hứng thú học tập cho HS, người học được tạo điều kiện để tự khẳng định mình.
Trước khi giờ học diễn ra, HS chủ động trao đổi qua chức năng chat và gửi sản phẩm qua gmail cho GV và các thành viên lớp. Trong giờ học, nhóm thuyết trình, nêu vấn đề thảo luận đã chuẩn bị trước lớp, tổ chức trao đổi ý kiến qua bài thuyết trình có sử dụng sự hỗ trợ của CNTT.
Với việc đẩy mạnh việc áp dụng CNTT sẽ giúp HS nâng cao trình độ CNTT của bản thân, quá trình tiếp thu bài học trở nên hiệu quả, HS hứng thú với bài giảng đồng thời kích thích được sự sáng tạo tìm tòi của HS cungc như việc chuyển tải nội dung bài học của GV sẽ trở nên hiệu quả hơn.