PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN 7 PHÙ HỢP VỚI TỪNG ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH
Để thực hiện tốt giờ dạy Toán 7 nhằm đạt được yêu cầu đề ra, người giáo viên cần chú ý đến các vấn đề cần thực hiện trong bài giảng , cụ thể như sau:
1.Về nội dung
Đảm bảo đầy đủ kiến thức theo yêu cầu, mức độ quy định trong chương trình, chú ý tận dụng những kiến thức đã học ở lớp dưới, ở chương trước để giảm nhẹ việc trình bày những các kiến thức mới.
Ví dụ: Tận dụng các kiến thức về cộng, trừ, nhân, chia phân số đã học ở lớp 6 để giảm nhẹ việc trình bày các phép tính về sô hữu tỉ, tận dụng các kiến thức về số thập phân để giảm nhẹ việc trình bày số vô tỉ, số thực,.....
2. Phương pháp tạo ra tình huống có vấn đề để gây hứng thú học tập cho học sinh trong mỗi bài học.
Mỗi chúng ta khi vui vẻ, phấn khởi thì làm việc gì cũng có chất lượng và đạt hiệu quả cao. Còn đối với học sinh đã hứng thú học tập thì sẽ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng thoải mái. Chính vì vậy tôi rất chú trọng các tình huống đặt ra ở đàu mỗi bài học.
3. Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
Giáo viên tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề hoạt động tự giác và tích cực giải quyết vấn đề và thông qua đó mà lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng để đạt được mục đích học tập khác.
Để thực hiện dạy học đặt và giải quyết vấn đề, điểm xuât phát là tạo ra tình huống có vấn đề. Sau đây là những cách thông dụng để tạo tình huống có vấn đề:
* Cách 1: Dự đoán nhờ trực quan đo đạc thực nghiệm.
- Đối với đo đạc thực nghiệm:
Ví dụ: Đối với bài " Tổng 3 góc của 1 tam giác"
+Giáo viên cho học sinh vẽ hai tam giác bất kì, dùng thước đo góc đo 3 góc của 1 tam giác rồi tính tổng 3 góc của tam giác đó. Có nhận xét gì về các kết quả trên?
+Học sinh dùng thước đo chính xác các góc của mỗi tam giác rồi tính tổng của chúng và kết luận: Tổng 3 góc của 1 tam giác bằng 180 độ.
- Đối với dự đoán nhờ nhận xét trực quan:
Ví dụ: Đối với bài "Tổng ba góc của một tam giác", giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện cắt một tấm bìa hình tam giác ABC, cắt rời góc B ra rồi đặt kề với góc A. Cắt rời góc C ra rồi đặt kề vào góc A rồi yêu cầu học sinh dự đoán về tổng 3 góc của tam giác ABC?
* Cách 2: Khái quát hóa.
Ví dụ: “Đối với bài lũy thừa của một số hữu tỷ”, trong phần lũy thừa của một tích, giáo viên cần cho học sinh hiểu lũy thừa của một tích là gì? Thì người giáo viên phải đi từ ví dụ cụ thể, sau đó khái quát thành công thức: Tính và so sánh
(2.5)2 và 22.52
Qua ví dụ trên học trên khái quát thành công thức tổng quát:
(x.y)n =xn.yn (x,y thuộc N*)
Với phương pháp khái quát hóa học sinh được tiếp thu kiến thức một cách từ từ dễ hiểu. Từ những kiến thức đã học qua các bước biến đổi và được khái quát thành kiến thức mới.
* Cách 3: Xem xét tương tự
Ví dụ: Đối với bài “ Nhân chia số hữu tỷ” để học sinh nắm được quy tắc nhân hai số hữu tỷ, giáo viên cần đưa ra ví dụ về nhân hai phân số đã học ở lớp 6.
4. Phương pháp hợp tác trong nhóm:
Lớp học được chia thành các nhóm tùy mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập. Các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chỉ định, các nhóm được giao cùng nhiệm vụ hoặc các nhiệm vụ khác nhau. Trong các nhóm nhỏ các thành viên đều phải làm việc tích cực, không ỉ lại vào bạn khác. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau giải quyết vấn đề, Trong không khí thi đua với các nhóm, kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc có thể phân công mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ học tập là khá phức tạp. Cả lớp cùng kiểm tra, đánh giá, nhận xét các nhóm.
5.Phương pháp dạy học kết hợp với liên hệ thực tế:
Đối với phương pháp này, qua các bài giảng, tôi luôn lồng ghép các kiến thức qua các ví dụ, các bài tập cso tính liên hệ thực tế để học sinh dễ nhớ, dễ hiểu và hiểu sâu sắc hơn. Đôi khi những kiến thức liên hệ thực tế có tính chất tham khảo, tìm hiểu.
6. Chuẩn bị bài soạn và đưa ra phương pháp dạy học của giáo viên trước khi lên lớp.
-Để bài soạn có chất lượng đảm bảo yêu cầu đề ra, người giáo viên phải nắm chắc nội dung của bài dạy. Với bài học đó ta phải dạy cái gì? Dạy như thế nào? Và dạy cho đối tượng học sinh như thế nào?
+ Giáo viên phải dạy những gì ở mỗi bài học?
+Giáo viên phải đọc và nghiên cứu kỹ ở mỗi bài học xem bài đó có kiến thức trọng tâm gì? Cần truyền đạt học sinh những vấn đề gì? Cách truyền đạt dễ hiểu nhất cho cho học sinh
+Quan trọng nhất là phải xác định đối tượng học sinh mình dạy: học sinh khá, giỏi, trung bình, yếu, kém.
7. Những vấn đề giáo viên cần chú ý khi dạy toán 7:
- Giáo viên cần chú ý những lỗi mà học sinh hay mắc phải và các khắc phục những lỗi đó.
- Đối với học sinh lớp 7 các em mới làm quen với phương pháp chứng minh hình học nên khi dạy giáo viên không tham kiến thức. Không nên đi sâu vào những kiến thức trừu tượng khó hiểu.
- Giáo viên tích cực học tập những đồng nghiệp có kinh nghiệm lâu năm và thế hệ đi trước.
- Tích cực sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học nhằm khai thác triệt để nội dung bài học cho bài giảng sinh động.
-Thường xuyên tham dự các buổi chuyên đề của trường hoặc cụm chuyên môn để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm rút ra phương pháp dạy học tốt nhất.
-Tích cực tự nghiên cứu tài liệu tham khảo để nâng cao trình độ chuyên môn.
Với những phương pháp dạy học trên tôi sẽ cố gắng thực hiện để đạt được kết quả tốt nhất môn Toán 7.