Để dạy tốt giờ luyện tập trong đó học sinh được làm việc một cách tích cực tự giác thể hiện tính sáng tạo thì người giáo viên thì phải xác dịnh rõ mục tiêu của bài. cần đạt được các mục tiêu khái quát sau:
-Củng cố và phát triển kiến thức cũ, phát triển tư duy phân tích khái quát, so sánh, tổng hợp.
-Rèn kỹ năng hoạt động,vận dụng kiến thức.
-Khơi nguồn kiến thức mới cho bài sau.
-Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, niềm tin vào khoa học
-Củng cố kiến thức cũ không phải giáo viên dạy lại các kiến thức cho học sinh nhớ mà người giáo viên tổ chức điều khiển hoạt động của học sinh để các em tìm ra mối liên hệ giữa các kiến thức đã học, có kĩ năng ghi nhớ kiến thức một cách logic khoa học, biết vận dụng các kiến thức đó để giải các bài tập và giải thích các hiện tượng thực tế...
1/ Về nội dung:
Nội dung bài phải bám sát nội dung sách giáo khoa và mục tiêu của bài, Những yêu cầu của bài tập trong giờ luyện tập:
+ Phù hợp với mục tiêu đã đề ra.
+Đảm bảo tính vừa sức với học sinh: Bài tập được phân loại theo
các đối tượng học sinh: Khá, giỏi – TB – Yếu. Có tính khái quát cao: Qua bài tập đó học sinh rút ra được mối liên hệ giữa các kiến thức hoặc làm được các bài tập tương tự.
+Đảm bảo tính khoa học: Số lượng bài tập trong giờ dạy phải phù hợp với thời gian học sinh làm việc. Các bài tập đưa ra theo một trình tự logic.
Để tăng khối lượng kiến thức trong một giờ luyện tập mà vẫn đảm bảo mục tiêu của bài. Trong bài dạy tôi đã kết hợp các bài tập trong sách giáo khoa với việc xây dựng các Gráp kiến thức để tạo mối liên hệ giữa các kiến thức và sử dụng các bài tập trắc nghiệm khách quan.
2/ Một số dạng bài tập
2.1-Trắc nghiệm khách quan được sử dụng khi luyện tập.
a, Câu điền khuyết.
b. Loại câu “Đúng – Sai”.
c. Loại câu ghép đôi:
d. Loại câu nhiều lựa chọn.
Một câu nhiều lựa chọn thương gồm 4 bộ phận:
- Câu dẫn.
- Câu chọn( gồm từ 3-5 khả năng trả lời)
- Câu đúng (hoặc sai phải chọn)
- Câu nhiễu
Ví dụ: X,Y là 2 nguyên tố có hoá trị không đổi .Cho biết CTHH của nguyên tố X với oxi và của nguyên tố Y với hiđrô lần lượt là X2O , YH2 . Hãy cho biết Ct đúng của hợp chất X vàY là:
a, XY2; b, X2Y ; c, XY ; d, X2Y3
Ngoài các bài tập trắc nghiêm Gv cần sử dụng những bài tập định tính khác như:
Lập CTHH, hoàn thành PTPƯ, xác định loại phản ứng.
Phân biệt các chất , tách các chất. Điều chế các chất, Sơ đồ chuyển hoá....
2.2-Bài tập định lượng:
Tuỳ theo vị trí bài luyện tập để rèn kĩ năng hoặc củng cố kiến thức gì để sử dụng bài tập hợp lí: Bài tập tính theo công thức hoá học hay tính theo PTHH, bài tổng hợp.
Bài tập định lượng rèn cho học sinh kĩ năng vận dụng các công thức, các định luật ... để giải bài toán. Bên cạnh đó qua bài tập học sinh nắm vững công thức hơn, biết được các bước làm các dạng bài tập. Từ đó nhận dạng và giải được các bài tập tương tự. Như vây giáo viên cần tổ chức cho học sinh rút ra cái chung nhất của một dạng bài tập và mối liên hệ giữa các đại lượng trong một công thức.
Các bài tập ta nên ra theo hướng vừa xuôi vừa ngược trên một dạng như: Cho biết đại lượng ở chất tham gia yêu cầu tính đại lượng ở chất sản phẩm và ngược lại. Hoặc có thể thay đổi giả thiết, yêu cầu của bài toán như: Cho mct , mdd tính C% có thể đổi lại cho C% ; Vdd ; Ddd tính mdd, mct ...
Ví dụ : Đốt kẽm trong ôxi thu được kẽm ôxit (ZnO).
a, Tính khối lượng ZnO thu được khi đốt hoàn toàn 23g Zn?
b, Tính thể tích ôxi (ở đktc) cần dùng ,biết sau phản ứng thu được 40,5g ZnO.
* Tóm lại việc chia nội dung luyện tập thành các dạng chỉ là tương đối vì đa số bầi tập hoá học chứa nhiều kiến thức liên quan: Giải bài tập định lượng cũng phải hiểu tính chất của các chất, trong một bài toán lại sử dụng nhiều công thức biến đổi khác nhau.
3. Cách đưa nội dung trong một giờ luyện tâp.
Trong chương trình SGK bài luyện tập luôn được thiết kế theo 2 phần.
Phần I: Kiến thức cần nhớ. Phần II: Bài tập . Theo tôi có 2 cách đưa nội dung:
+ GV cho học sinh nhắc lại các kiến thức cần nhớ có liên quan như định nghĩa, công thức định luật, tính chất vật lí,hoá học.... Sau đó GV đưa ra các bài tập . Lúc này học sinh dựa vào các công thức, định luật ..... đã cho để giải bài tập. Cách này không phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo ở học sinh, chỉ áp dụng đối với những đối tượng học sinh không tự giải quyết được bài tập.
+ Gv đưa ra các bài tập có nội dung để kiểm tra kiến thức của học sinh trước. Học sinh nghiên cứu thảo luận làm bài từ đó học sinh nêu ra các kiến thức đã vận dụng và khái quát được mối liên hệ giữa các kiến thức. Cách này phát huy được năng lực tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh.
4. Hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh.
-Các nội dung của tiết luyện tập giáo viên cho học sinh chuẩn bị
trước ở nhà, nghiên cứu thêm các kiến thức bổ xung cho việc làm các bài tập.
-Việc kiểm tra bài cũ không nhất thiết phải kiểm tra đầu giờ có
thể lồng ghép trong toàn bộ tiết học.
-Trên lớp đảm bảo học sinh vừa được làm việc độc lập vừa được hoạt động tập thể ( nhóm) . Giáo viên là người tổ chức điều khiển, có thể cho cán sự lớp điều hành. Để tiết kiệm thời gian các nhóm có thể nghiên cứu những nội dung (bài tập) khác nhau thuộc cùng một dạng. Như vậy sẽ tăng tính độc lập tự chủ của các em. Hoặc các nhóm có thể nghiên cứu cùng một vấn đè, từ đó các nhóm có sụ thi đua . Đòi hỏi học sinh tìm được kiến thức làm bài vừa chính xác vừa nhanh và có nhiều cách làm hay. Qua đóhọc sinh rút ra được cách làm một cách tối ưu. Sau khi học sinh làm xong bài giáo viên có thể cho các tự xây dựng các bài tập tương tự và cho biết cách làm. Điều này sẽ kích tính sáng tạo ở học sinh. Giáo viên có thể tổ chức luyện tập dưới hình thức trò chơi để thay đổi không khí.
Khi đánh giá kết quả học sinh theo tôi giáo viên phải thể hiện rõ vai trò là người “ trọng tài khoa học”. Người giáo viên chỉ tham gia đánh giá ở giai đoạn cuối của mỗi vấn đề. Trước hết cho học sinh đánh giá học sinh: Cá nhân đáng giá cá nhân, tập thể, nhóm đánh giá cá nhân, nhóm đánh giá nhóm. Băng cách nhậ xét kết quả, cách làm của bạn của nhóm khác. Cuối cùng giáo viên mới là người kiểm định các kết quả, kiến thức mà các em tìm được. Từ đó các em rút ra được kiến thức.
Như vậy tuỳ từng tiết luyệ tập, tuỳ đặc điểm từng lớp mà giáo viên sử dụng các nội dung khác nhau kết hợp với phương pháp và hình thức tổ chức cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra học sinh làm việc thoải mái yêu thích bộ môn.