Trong truyền thống lịch sử Đoàn, họ là những bông hoa đầu tiên viết lên truyền thống cách mạng cho tuổi trẻ. 8 thiếu niên không cùng huyết thống nhưng lại cùng mang họ Lý.
Sau khi sáng lập ra Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, tổ chức tiền thân của Đảng ta (tháng 6-1925), mùa hè năm 1926, Nguyễn Ái Quốc, lúc này mang bí danh là Lý Thụy, cử Hồ Tùng Mậu, người đồng chí thân thiết của mình trở lại Thái Lan chọn một số thiếu niên con em các gia đình yêu nước đưa sang Quảng Châu đào tạo nhằm xúc tiến việc xây dựng Thanh niên cộng sản đoàn.
Việc lựa chọn được thực hiện rất thận trọng, duy có một học sinh làm mọi người băn khoăn vì còn nhỏ tuổi quá (mới 12). Song cuối cùng, xét về cả tư chất và nhân thân, Hồ Tùng Mậu quyết định đưa vào danh sách. Đó chính là Lê Hữu Trọng. Để đảm bảo tính hợp pháp và nguyên tắc bí mật, cả nhóm có bí danh và đều mang họ Lý. Lê Hữu Trọng mang bí danh Lý Tự Trọng; Đinh Chương Long mang bí danh Lý Văn Minh; Vương Thúc Thoại mang bí danh Lý Thúc Chất; Hoàng Tự mang bí danh Lý Anh Tự; Ngô Trí Thông mang bí danh Lý Trí Thông; Ngô Hậu Đức mang bí danh Lý Phương Đức (nữ); Nguyễn Thị Tích mang bí danh Lý Phương Thuận (nữ); Nguyễn Sinh Thản mang bí danh Lý Nam Thanh.
Tại tầng hai ngôi nhà 13A phố Văn Minh (Quảng Châu, Trung Quốc), đồng chí Lý Thụy yêu cầu Tổng bộ Hội Cách mạng thanh niên mà cụ thể là đồng chí Lê Hồng Sơn tổ chức một lớp học chính trị ngắn ngày...
TRƯỞNG THÀNH TRONG THỬ THÁCH
Thực hiện chủ trương đào tạo có hệ thống của đồng chí Lý Thụy, các đồng chí trong Tổng bộ đã liên hệ đưa 8 học sinh vào học tại trường Trung học Trung Sơn (Quảng Châu) trong lúc chờ đợi việc tiếp tục học tập tại Liên Xô. Ngày 22-7-1926, đồng chí Lý Thụy gửi thư cho Ủy ban Trung ương Đội Thiếu niên Tiền phong thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Lênin đề nghị bạn nhận đào tạo những thiếu niên cộng sản trở thành những chiến sỹ Lêninnít.
Lời đề nghị của Người đã được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Lênin đáp ứng. Tuy nhiên, khi kế hoạch đưa các học sinh Việt Nam sang Liên Xô đang được chuẩn bị triển khai thì ngày 15-4-1927, sau khi Tôn Trung Sơn mất, phái hữu (phản động) trong Quốc dân đảng Trung Quốc phá vỡ sự hợp tác Quốc– Cộng, làm đảo chính ở Quảng Châu. Dưới lời hiệu triệu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, 8 thiếu niên tạm gác chuyện học tập tham gia cách mạng chống lại quân phản động. Ngày 11-12-1927, một cuộc khởi nghĩa do quân cách mạng tiến hành bùng nổ ở Quảng Châu. 8 thiếu niên chia thành từng nhóm gia nhập các đội tuyên truyền, liên lạc, tiếp vận phục vụ quân khởi nghĩa. Đây là thử thách quyết liệt đầu tiên đối với họ.
Tuy nhiên, khởi nghĩa Quảng Châu sớm bị dìm trong bể máu. Lý Tự Trọng, Lý Phương Đức bị bắt nhưng đã không hé nửa lời, kiên cường chịu đựng đòn tra tấn của kẻ thù. Vì không tìm được bằng chứng, cuối cùng bọn phản động cũng phải trả tự do cho họ. Qua thử thách trong đấu tranh, 8 học sinh Việt Nam đều lần lượt được kết nạp vào Đoàn. Lý Tự Trọng là người đoàn viên thứ tám do đến năm 1929, Lý Tự Trọng mới đủ 15 tuổi.
HI SINH CHO CÁCH MẠNG
Trước yêu cầu mới, Lý Tự Trọng rời Quảng Châu sang Hương Cảng làm công nhân ở bến tàu để giúp các đồng chí ta nối đường dây liên lạc về trong nước và đi các nước. Một số đoàn viên khác trong lớp 8 đồng chí đầu tiên về sau tìm được cách sang Liên Xô tiếp tục học tập theo chủ trương của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trước đây. Ngày 17-4-1931, Lý Tự Trọng bị thực dân Pháp kết án tử hình do trước đó (ngày 8-2-1931), anh đã bắn chết tên mật thám Pháp cáo già khét tiếng tàn bạo Lơ-gơ-răng trên đường phố Sài Gòn, nơi có sân bóng đá La- ray- nie. Trước bọn quan toà thực dân, Lý Tự Trọng ngẩng cao đầu dõng dạc tuyên bố: "Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không có con đường nào khác".
Mười năm sau, khi quân đội Phát xít Đức tiến sát thủ đô Mátxcơva trong đại chiến thế giới lần thứ II. Lý Nam Thanh, Lý Thúc Chất, Lý Anh Tự, ba trong số 8 đoàn viên đầu tiên cùng các đồng chí Việt Nam khác đang học tập và làm việc tại Liên Xô tình nguyện tham gia sư đoàn quốc tế bảo vệ Liên Xô. Cả ba đồng chí đã hy sinh anh dũng tại mặt trận phía Nam Mátxcơva và đều được Nhà nước Liên Xô tặng thưởng Huân chương Vệ quốc cao quý.
Hoàng Ph