BPO - Bộ Giáo dục - Đào tạo vừa ban hành văn bản số 4983/BGDĐT-CNTT hướng dẫn Sở GD-ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai nhiệm vụ công nghệ thông tin (CNTT) như sau. Theo đó, Bộ GD-ĐT yêu cầu:
* Đẩy mạnh ứng dụng trực tuyến trong quản lý giáo dục
Sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT phải làm chủ, sở hữu cơ sở dữ liệu giáo dục phục vụ cho công tác quản lý giáo dục. Không để các công ty sở hữu và khai thác tài sản dữ liệu giáo dục vào mục đích kinh doanh. Tiếp tục đẩy mạnh sử dụng và khai thác các phần mềm đã được Bộ GD-ĐT tạo cung cấp dùng thống nhất trên toàn quốc:
Tăng cường đầu tư hạ tầng CNTT trong các cơ sở giáo dục. Trong ảnh: Học sinh trường THCS Tiến Thành thi giải toán trên mạng - Hoàng Linh
Phần mềm phổ cập giáo dục - chống mù chữ tại: http://pcgd.moet.gov.vn và http://pcgd.moet.edu.vn. Phần mềm hỗ trợ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non cung cấp tại http://mamnon.eos.edu.vn, các đơn vị tiếp tục nhân rộng hiệu quả triển khai sử dụng dịch vụ phần mềm kiểm định chất lượng giáo dục cho các cấp học còn lại. Phần mềm thống kê chất lượng giáo dục tiểu học, cung cấp tại http://eqms.eos.edu.vn. Phần mềm hỗ trợ sắp xếp thời khóa biểu được tải về miễn phí tại http://edu.net.vn. Phần mềm quản lý cán bộ công chức, viên chức PMIS.
* Khai thác, sử dụng và dạy học bằng phần mềm nguồn mở
Quán triệt và triển khai Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT quy định về sử dụng phần mềm tự do nguồn mở trong các cơ sở giáo dục. Tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên và cài đặt phần mềm nguồn mở. Các sở GD-ĐT chỉ đạo các trường đưa các phần mềm nguồn mở nói trên vào chương trình dạy môn Tin học chính khóa (hoạt động giáo dục nghề phổ thông) và cài đặt cho các máy tính sử dụng trong các trường học và trong các cơ quan quản lý giáo dục.
Khai thác và áp dụng phần mềm nguồn mở NukeViet trong giáo dục. Các sở GD-ĐT và các dự án thuộc bộ không mua bản quyền Microsoft Office vì Bộ Thông tin và Truyền thông đã mua bản quyền số lượng lớn và cấp phép sử dụng cho ngành giáo dục.
* Xây dựng mô hình giáo dục điện tử, trường học điện tử
Bước đầu xây dựng mô hình giáo dục điện tử (e-education), trường học điện tử (e-school) là mô hình với các cấu phần chủ yếu dựa trên công nghệ trực tuyến Internet. Mô hình trường học điện tử bao gồm các hoạt động cơ bản sau:
Cơ sở pháp lý và các văn bản chỉ đạo của bộ, sở. Có các quy định, quy chế của cơ sở giáo dục. Hạ tầng CNTT (trang thiết bị CNTT cơ bản như máy tính, máy in, webcam, mạng LAN, màn chiếu bằng tivi… và một số trang thiết bị tiên tiến, được bố trí trong phòng có đủ diện tích, ánh sáng và bàn ghế phù hợp). Hạ tầng Internet: Kết nối Internet tốc độ cao, đảm bảo hoạt động ứng dụng CNTT qua đường kết nối bằng cáp quang. Hạ tầng ứng dụng trên Internet: Hoàn thành các nhiệm vụ được hướng dẫn trong Thông tư số 53/2012/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử tại Sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT và các cơ sở GDMN, GDPT và GDTX.
Ứng dụng CNTT trong quản lý và điều hành hoạt động: Các hệ thống quản lý nhà trường trực tuyến. Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến phục vụ phụ huynh và học sinh như: Cung cấp đầy đủ các loại mẫu đơn, thí dụ như đơn xét tuyển vào lớp đầu cấp và công khai danh sách đăng ký, kết quả xét tuyển. Cung cấp miễn phí thông báo điểm học tập và rèn luyện qua SMS và qua cổng thông tin. Không nên sử dụng hệ thống nhắn tin thu phí qua điện thoại di động.
Ứng dụng sổ, sách điện tử thay vì in ấn. Ứng dụng CNTT trong dạy và học ứng dụng trong lớp học và ngoài lớp học, ứng dụng công nghệ e-Learning, sách điện tử, thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng… để bài học hấp dẫn, hiệu quả, thiết thực, phong phú hơn. Năng lực ứng dụng CNTT của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực đối với học sinh, giáo viên, phụ huynh và các cấp trong quản lý giáo dục. Ưu tiên sử dụng công nghệ phần mềm nguồn mở.
* Tăng cường đầu tư hạ tầng cơ sở CNTT
Để phục vụ công tác quản lý và điều hành hoạt động giáo dục, mỗi trường trang bị ít nhất 2 máy tính, 1 máy in và 1 webcam. Mỗi tổ bộ môn trong trường có máy tính dùng riêng. Để phục vụ việc giảng dạy môn Tin học và ứng dụng CNTT trong quản lý, trong dạy và học các môn học khác, các trường trung học phổ thông cần trang bị máy tính nối mạng nội bộ và nối Internet, khuyến khích đảm bảo tỷ lệ trong toàn trường là số học sinh/máy tính bằng hoặc nhỏ hơn 20.
Đầu tư hạ tầng CNTT trong các cơ sở giáo dục trên cơ sở đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo tính sư phạm, có sự đồng thuận của phụ huynh học sinh và có sự phê duyệt của