Truyền thuyết Thánh Gióng là một trong những câu chuyện mà bao thế hệ người Việt đều đã nghe qua ít nhất một lần trong đời. Đây là tác phẩm văn học dân gian đầu tiên về đề công cuộc giữ nước chống ngoại xâm. Truyện Thánh Gióng là sự đan xen chặt chẽ giữa các yếu tố thần thoại, truyền thuyết dân gian, lịch sử dân tộc, được nhân dân xây dựng thành một câu chuyện huyền thoại nhằm gửi gắm những khao khát, lý tưởng, giá trị yêu nước như một bài học lưu truyền cho đời sau.
>>> Đọc thêm: Tứ Bất Tử Trong Văn Hóa Dân Gian Việt Nam
Câu chuyện huyền thoại
Tích xưa kể rằng: Vào đời vua Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân to quá, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một thằng bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cứ đặt đâu thì nằm đấy.
Cậu bé Gióng là đứa trẻ kỳ lạ đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cứ đặt đâu thì nằm đấy
Bấy giờ có giặc Ân ở phía Bắc đến xâm phạm bờ cõi. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ. Bèn truyền cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tin, bỗng dưng cất tiếng nói: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây". Sứ giả vào, đứa bé bảo: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này".
Đến khi nghe Sứ giả tìm người chống giặc cậu bé bật nói và kêu Sứ giả chuẩn bị hành trang để Gióng đi đánh giặc
Sứ giả mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn. Càng lạ hơn nữa, sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, thành thử phải chạy nhờ bà con, hàng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo thóc nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước.
>>> Đọc thêm: Chuyện Về Mẫu Liễu Hạnh Và Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Trong Văn Hóa Người Việt Xưa
Sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ
Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.
Tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ
Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Tráng sĩ đuổi giặc đến tận chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một người một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
Sau khi tháng trận Thánh Gióng phi ngựa bay về trời
Vua nhớ công ơn, không biết lấy gì đền đáp, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà. Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.
>>> Đọc thêm: Đỉnh Thiêng Yên Tử
Lễ hội đền Gióng tại Sóc Sơn
Để tưởng nhớ công đức của Ngài Gióng, tại chân núi Sóc, nơi Thánh Gióng dừng ngựa trước khi bay về trời, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ và mở hội hàng năm từ ngày mồng 6 đến ngày mồng 8 tháng giêng Âm lịch.
Quần thể khu di tích đền Sóc, thuộc thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. bao gồm 6 công trình: đền Hạ (tức đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (tức đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia. Trong đó, đền Thượng là nơi thờ Thánh Gióng và tổ chức lễ hội với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ mộc dục; lễ rước; lễ dâng hương; lễ hóa voi và ngựa…
Đền Sóc Sơn nơi thờ Thánh Gióng
Hội Gióng đền Sóc Sơn là một lễ hội lớn hàng năm với sự tham gia của nhiều làng lân cận trong vùng và được người dân chuẩn bị chu đáo từ rất sớm. Ngay từ khoảng 2-3 tuần trước ngày khai hội, những thôn tham gia lễ hội đã bắt đầu rục rịch các công việc chuẩn bị. Theo như nội dung được ghi trên mặt bia số 6 của bia 8 mặt thì sự phân công rước các lễ vật trong lễ hội của các làng được phân bổ theo thứ tự: Thôn Vệ Linh (xã Phù Linh) - rước giỏ hoa tre; Thôn Dược Thượng (xã Tiên Dược) - rước voi; Thôn Đan Tảo (xã Tân Minh) - rước trầu cau; Thôn Đức Hậu (xã Đức Hoà) - rước ngà voi; Thôn Yên Sào (xã Xuân Giang) - rước cỏ voi; Thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) - rước tướng. Ngày nay trong lễ hội đền Sóc còn có thêm biểu tượng rước ngựa Gióng của thôn Phù Mã (xã Phù Linh) và rước cầu húc của thôn Xuân Dục (xã Tân Minh).
>>> Đọc thêm: Những Cái Nhất Chỉ Có Tại Chùa Bái Đính - Ninh Bình
Hội Gióng đền Sóc Sơn là một lễ hội lớn hàng năm với sự tham gia của nhiều làng lân cận trong vùng và được người dân chuẩn bị chu đáo từ rất sớm
Ngày chính hội là mùng 7, ngày thánh hoá theo truyền thuyết. Ngày khai hội, dân làng và khách thập phương dâng hương, đúng nửa đêm có lễ khai quang – tắm cho pho tượng Thánh Gióng.
Ngày chính hội là mùng 7, ngày thánh hoá theo truyền thuyết
Nghi lễ chủ yếu trong ngày chính hội là dâng hoa tre ở đền Sóc (thờ Thánh Gióng) và chém tướng giặc. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50cm, đường kính khoảng 1cm, đầu được vót thành xơ và nhuộm màu. Sau lễ dâng hoa, tre được tung ra trước sân đền cho người dự hội lấy để cầu may.
Sau lễ dâng hoa, tre được tung ra trước sân đền cho người dự hội lấy để cầu may
Chém tướng giặc được thực hiện bằng cách chém một pho tượng, diễn lại truyền thuyết Thánh Gióng dùng tre ngà quật chết tướng cầm đầu giặc n là Thạch Linh. Nghi thức cuối của lễ hội là lễ hóa các mô hình voi và ngựa giấy với kích thước lớn (voi chiến và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng chống giặc Ân, bảo vệ non sông bờ cõi). Du khách thập phương đến tham gia lễ hội ai ai cũng đều mong được chung tay khiêng voi, khiêng ngựa ra bờ sông để hóa, bởi theo tín ngưỡng, bất cứ ai được chạm tay vào đồ tế Đức Thánh đều sẽ gặp may mắn trong cuộc sống.
>>> Đọc thêm: Thu Hà Giang - Điểm Hẹn Vùng Đông Bắc
Từ ngày mồng 6 đến ngày mồng 8 tháng giêng Âm lịch, du khách thập phương tụ về Sóc Sơn để đón mừng ngày hội Gióng
Trong tâm thức dân gian Thánh Gióng là một trong bốn hình tượng tứ bất tử của Việt Nam. Được suy tôn như biểu tượng của sự trường tồn, bất diệt của dân tộc, đất nước từ thuở xa xưa cho tới ngày nay. Với những giá trị văn hóa, lịch sử được bảo tồn và lưu truyền khá nguyên vẹn qua nhiều thế hệ, thông qua hình thức những đám rước, các hiệu cờ, hiệu trống, hiệu chiêng, diễn xướng dân gian, múa hát ải lao, múa hổ.
Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2003.