Lễ hội Gióng truyền thống tại xã Phù Đổng Huyện Gia Lâm sẽ diễn ra 11|5 /2019 (tức 07/04 âm lịch). Đến ngày 13/5 (tức ngày 09/04/2019 am lịch )Thánh Gióng biểu trưng cho hào khí của bản hùng ca từ ngàn xưa vọng lại ,là niềm tự hào ,sự hội tụ những nét đẹp nhất ,tiêu biểu nhất cao quý nhất của những con người yêu nước
Thánh Gióng biểu trưng cho các đức tính * trí-trung-dũng* của người làm tướng ,đại diện cho yếu chí nhân dân khi đát nước lâm nguy đã đặt lên vai sứ mệnh lịch sử lớn lao chống giặc ngoại xâm bảo vệ đát nước - Thánh Gióng còn là bản tình ca tuyệt đẹp về tình mẫu tử ,sự khoan dung ,độ lượng của người chiến thắng trước kẻ thù và niềm khao khát sống trong thế giới hoà bình -Lễ hội Gióng Phù Đổng là lễ hội truyền thống thường niên hình thành từ thời Lý ,được dân chúng các làng Phù Đổng ,Phù Dực , Đổng Viên ,Đổng Xuyên là làng hội Xá đứng ra tổ chức ,trở thành lễ hội nổi tiếng vùng châu thổ Bắc Bộ.
Hội Gióng đã được cộng đồng bảo tồn truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ,gìn giữ như một phần bản sắc văn hoá ,chứa đựng sáng tạo thể hiện khát vọng về một cuộc sống thịnh vượng hoà bình.
Lễ hội Gióng cùng với khu di tích lịch sử Phù Đổng hoà quyện và gắn chặt trở thành một thực thể không thể thiếu trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Phù Đổng nói riêng và cả nước nói chung.
Hội Gióng Phù có dàn vai diễn các ông “ Hiệu “ ( Hiệu - Cờ tượng trưng thánh Gióng ) hiệu trống hiệu chiêng hiệu tiểu cổ , hệ thống tướng lĩnh của Ông Gióng “ Phù Giá “ ( 120 người ) , đội quân chính quy , các “ Cô Tướng “ ( gồm 28 người tượng trưng cho quân giặc , 2 cô tướng chính là Tướng Đốc và Tướng Ngựa được chọn từ xóm Miếu Ban - nơi có di tích liềm và nôi đá sinh Thánh Gióng ) , tương trưng các đạo quân xâm lược , phường “ Ải Lao “ trong đó có “ Ông Hổ “ đội quân tổng hợp , “ Làng áo đỏ “ đội quân chinh sát nhỏ tuổi “ Làng áo đen “ đội dân binh , ... Cũng như các đạo cụ , y phục , mỗi một chương mục , mỗi một vai diễn đều chứa đựng những yếu nghĩa hết sức sâu sắc “ Rước khám đường “ là chinh sát giặc “ Rước nước “ là để tô luyện khí giới trước khi xuất quân , “ Rước Đống Đàm “ là đi đàm phán kêu gội hoà bình “ Rước trận Soi Bia “ là mô phỏng cách điệu trận đánh ác liệt . Trong trận này , roi sắt gẫy , Ông Gióng phải dùng tre đằng ngà , 1 vũ khí tượng trưng sức mạnh nội lực của dân tộc .
Ông Trần Xuân Tĩnh , Chủ tịch UBND xã Phù Đổng , Phó ban tổ chức cho biết : Để khắc phục những hạn chế lễ hội trước , năm nay UBND xã Phù Đổng đề ra nhiều điểm mới trong công tác tổ chức quản lý đảm bảo không gian lễ hội , di tích đặc biệt các khu vực liên quan đến hàng rong , tổ chức bán hành , viết sớ được sắp xếp phục vụ du khách thực hiện niêm yết công khai giá bán , bố chí địa điểm và lực lương trông giữ phương tiện , niêm yết công khai giá trông giữ ô tô , xe máy theo quy định .
Tuyên -Dung