PHIẾU
BÀI TẬP
ÔN
TẬP VĂN BẢN - NGỮ VĂN 8
Bài
tập 1: Cho câu thơ: “Khi
con tu hú gọi bầy”
1.
Chép chính xác 5 câu thơ tiếp theo.
2.
Khổ thơ trên nằm trong văn bản nào, của
ai? Nêu hoàn cảnh ra đời và xuất xứ của văn bản đó.
3.
Nhan đề bài thơ có ý nghĩa như thế nào?
4.
Hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng
10 – 12 câu phân tích nội dung và nghệ thuật của khổ thơ trên để thấy rõ vẻ đẹp
của thiên nhiên ngày hè trong trí tưởng tượng của nhân vật trữ tình (gạch dưới
và chú thích rõ 1 câu ghép và 1 câu nghi vấn được sử dụng trong đoạn văn).
Bài
tập 2: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà
chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột
làm sao, chết uất thôi
Con
chim tu hú ngoài trời cứ kêu…”
1.
Đoạn thơ trên nằm trong văn bản nào? Do
ai sáng tác? Nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản.
2.
Tại sao nhà thơ viết “Ta nghe hè dậy bên lòng”? (chú ý đến động
từ “nghe”)
3.
Câu thơ thứ ba của đoạn thơ trên sử dụng
cách ngắt nhịp đặc biệt như thế nào? Cách ngắt nhịp đó có giá trị nghệ thuật ra
sao?
4.
Mở đầu và kết thúc bài thơ, tác giả đều
nhắc tới tiếng chim tu hú. Đây là kiểu kết cấu gì? Nêu tác dụng. Em đã gặp kết
cấu tương tự trong văn bản nào? Ai là tác giả?
5.
Hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 8 -
10 câu phân tích nội dung và nghệ thuật của khổ thơ trên để thấy rõ nỗi niềm khát khao tự do cháy bỏng của nhân vật
trữ tình (gạch dưới và chú thích rõ 1 câu ghép và 1 câu nghi vấn được sử dụng
trong đoạn văn).
Bài
tập 3:
Cho câu thơ: “Sáng ra bờ suối, tối vào
hang”
1.
Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo.
2.
Bài thơ trên tên là gì? Ai là tác giả?
Trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
3.
Câu thơ đề bài cho sử dụng nghệ thuật gì?
Nêu tác dụng.
4.
Hãy viết một đoạn văn tổng phân hợp khoảng
10 – 12 câu phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ để thấy rõ vẻ đẹp tinh
thần của nhân vật trữ tình (gạch dưới và chú thích rõ 1 câu nghi vấn và 1 câu
ghép được sử dụng trong đoạn văn).