PHIẾU BÀI TẬP
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
Bài tập 1: Tìm trạng ngữ trong các câu dưới đây và cho biết chúng bổ sung ý nghĩa gì
cho nòng cốt câu:
1.
Sáng
tinh mơ, mẹ tôi đã dậy nấu nướng.
2.
Giữa
bãi tập, lá cờ thêu sáu chữ vàng tung bay ngạo nghễ xua tan không khí mùa đông
ảm đạm.
3.
Vì
ốm, bạn Nam phải nghỉ bốn ngày.
4.
Để
tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc, mọi người phải tuân thủ luật an toàn giao
thông.
5.
Con
gà tốt mã vì lông,
Răng đen vì thuốc, rượu nồng vì men.
6.
Chúng
ta cần chăm chỉ học hành để xây dựng đất nước.
7.
Bằng
các phương tiện hiện đại, họ đã sản xuất thành công hàng hóa chất lượng cao.
8.
Chủ
tịch Hồ Chí Minh, bằng thiên tài trí tuệ và sự hoạt động cách mạng của mình, đã
kịp thời đáp ứng nhu cầu bức thiết của lịch sử.
9.
Như
một luồng gió lốc, bốn chiếc máy bay nối đuôi nhau ào tới.
10.
Cốp,
cốp, cốp, bộ đội chạy trên đường goòng.
Bài tập 2: Tìm trạng ngữ trong các câu dưới đây và cho biết chúng bổ sung ý nghĩa gì
cho sự việc được nói đến trong câu:
1.
Tảng
sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng
mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tua nắng đầu tiên hắt
chéo qua thung lũng, trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi
tắn… Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ
ối những quả…
2.
Có
lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp,
bởi vì đời sống, cuộc đấu trang của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là
vì đại, nghĩa là rất đẹp.
3.
Vì
chuôm cho cá bén đăng,
Vì chàng thiếp phải đi trăng về mò.
4.
Đánh
“xoảng” một cái, cái bát ở mâm Lí cựu bay thẳng sang mâm Lí đương và đánh
“chát” một cái, cái chậu ở chiếu Lí đương cũng đập luôn vào cây cột bên cạnh Lí
cựu.
5.
Sọ
Dừa chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn
sau đàn bò về chuồng. Bò, con nào con nất bụng no căng. Phú ông mừng lắm.
Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú
ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa.
Bài tập 3: Điền trạng ngữ thích hợp vào những chỗ trống sau:
1. … trời mưa tầm tã, … trời lại nắng
chang chang.
2. … cây cối đâm chồi nảy lộc.
3. … tôi gặp một người lạ mặt hỏi đường
đi chợ huyện.
4. … họ chạy về phía có đám cháy.
5. … em làm sai mất bài toán cuối.
Bài tập 4: Cho các trạng ngữ sau đây, hãy thêm các cụm C – V vào sau trạng ngữ đó để
tạo thành câu sao cho thích hợp:
1. Trong giờ ra chơi, ngoài sân trường,
…
2. Vào mùa thu, …
3. Trong lớp, …
4. Ở Việt Nam, …
Bài tập 5: Biến
từng đôi câu sau thành một câu có chứa thành phần trạng ngữ:
1. Mặt biển bao la rực rỡ ánh vàng buổi
sớm. Những chiếc thuyền đánh cá nhòe dần trong muôn ngàn tia phản chiếu chói
chang.
2. Đêm đã về khuya. Không gian trở nên
yên tĩnh.
3. Con đường này dẫn tới bờ biển. Buổi
sáng, từng tốp người đi ra biển tắm sớm.
4. Trời nhá nhem tối. Những người bán
hàng thu dọn, sửa soạn về nhà.
Bài tập 6: Hãy
viết một đoạn văn từ 8 – 10 câu với chủ đề tự chọn. Trong đoạn văn có sử dụng
trạng ngữ (Chỉ rõ các trạng ngữ và cho
biết chúng bổ sung ý nghĩa gì cho câu).