PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 – LỚP 6A3 – MÔN NGỮ VĂN
Bài 1:
“ Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. Vẫn là cái quang cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu, với những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ, những cột đáy thuyền chài, thuyền lưới dập dềnh trên sóng…”
1.Con hãy cho biết đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? Phương thức biểu đạt chính mà đoạn văn sử dụng?
2. Xác định nội dung đoạn văn?
3.Tìm 3 từ láy, 3 từ ghép, 3 từ Hán Việt có trong đoạn văn trên?
4.Tìm số từ, lượng từ có trong đoạn văn ?
5.Đoạn văn cho con cảm nhận được tình cảm gì của người viết đối với vùng đất đang nói đến?
Bài 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“ Có một lần, tại một trường trung học, ngài hiệu trưởng đến gặp các em học sinh để nói chuyện. Trong khi nói, ông giơ lên cho các em thấy một tờ giấy trắng, trên đó có một chấm tròn đen ở một góc nhỏ, và hỏi:
– Các em có thấy đây là gì không?
Tức thì cả hội trường vang lên:
– Đó là một dấu chấm.
Ngài hiệu trưởng hỏi lại:
– Thế không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng cả ư ?
Và ngài kết luận:
– Thế đấy, con người luôn luôn chú ý đến những lỗi nhỏ nhặt, mà quên đi tất cả những phẩm chất tốt đẹp còn lại. Khi phải đánh giá một sự việc, hay là một con người, thầy mong các em sẽ chú ý đến tờ giấy trắng nhiều hơn là những vết bẩn có trên nó.
1.Văn bản trên dùng phương thức biểu đạtlà gì? Đặt nhan đề cho văn bản trên?
2.Bài học rút ra từ văn bản trên?
3.Từ nội dung mẩu chuyện, con hãy viết đoạn văn khoảng 10-12 câu trình bày suy nghĩ về lòng vị tha của con người trong cuộc sống.
Bài 3: Đọc đoạn thơ sau
“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người."
(Trích bài thơ "Bài học đầu cho con" - Đỗ Trung Quân)
1.Con hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ và nêu tác dụng của biện pháp đó trong việc biểu đạt nội dung?
2.Viết đoạn văn ngắn khoảng 10 à 12 câu nêu cảm nhận về nội dung đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng nghệ thuật ẩn dụ và từ mượn.(Gạch chân chỉ rõ).
-