BÀI TẬP CHƯƠNG OXI – KHÔNG KHÍ (TL + TN)
Bài tập 1: Cho những phản ứng hoá học sau( chú ý cân bằng các phương trình hóa học này trước)
a, Al + O2 → Al2O3
b, KNO3 → KNO2 + O2
c, P + O2 → P2O5
d, C2H2 + O2 → CO2 + H2O
e, HgO → Hg + O2
Cho biết phản ứng nào là:
a. Phản ứng oxi hóa b. Phản ứng hoá hợp.
c. Phản ứng cháy d. Phản ứng phân huỷ
e. Phản ứng toả nhiệt
Bài tập 2: Trong các oxit sau: CaO, P2O5, SO3, CO, Fe2O3 ; Hãy chọn ra
a) Những oxit axit, đọc tên các oxit đó, viết công thức hoá học của các axit tương ứng
b) Những oxit bazơ, đọc tên các oxit đó, viết công thức hoá học của các bazơ tương ứng
Bài tập 3: Chỉ ra công thức viết SAI :MgO , P2O5, FeO2 , ZnO, NaO, SO, NO
Bài tập 4:Trong các dãy chất sau, dãy nào chỉ có các oxit ?
A. SO2, CH4O, P2O5 B. CO2, Al2O3, Fe3O4
C. CuO, Fe2O3, H2O D. CO, ZnO, H2SO4.
Bài tập 5: Trong các oxit sau đây, oxit nào tan được trong nước? Viết PTPƯ và gọi tên chất sản phẩm tạo thành: SO3; CO; CuO; Na2O; CaO; CO2; Al2O3
Bài tập 6: Đốt cháy 27 g Al trong O2
A, tính thể tích O2 đktc?
B, tính khối lượng Al2O3
Bài tập 7: a) Tính thể tích khí oxi và không khí cần thiết để đốt cháy 62 gam Phot pho, biết rằng không khí có 20% về thể tích khí oxi, thể tích các khí đo ở đktc.
b) Nếu đốt cháy 15,5 gam phot pho trong 11,2 lit khí oxi (đktc):
Bài tập 8: Tính thể tích oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn:
a. 1 kg than tổ ong chứa 60% cacbon, 0,8% lưu huỳnh và phần còn lại là tạp chất không cháy
b. 1 kg khí butan (C4H10)
Bài tập 9: Tính khối lượng oxi điều chế được khi nung nóng: 0,5 mol KClO3; 0,5 mol KNO3; 2,45 gam KClO3 ; 24,5 kg KNO3
Bài tập 10: Nung nóng Kali nitrat (KNO3) tạo thành Kali nitrit (KNO2) và oxi.
a. Viết PTHH biểu diễn sự phân huỷ
b. Tính lượng KNO3 cần dùng để điều chế được 1,68 lít khí oxi ( đkc). Biết hiệu suất phản ứng là 85%
Bài tập 11:Tính khối lượng KClO3 cần thiết để điều chế một lượng oxi đủ để đốt cháy hết:
a. Hỗn hợp 0,5 mol CH4 và 0,25mol H2
b. Hỗn hợp 6,75 gam bột nhôm và9,75 gam bột kẽm
Bài tập 12: Tính thể tích oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn:
a. 1 kg than tổ ong chứa 60% cacbon, 0,8% lưu huỳnh và phần còn lại là tạp chất không cháy
b. 1 kg khí butan (C4H10)
Bài tập 13: Nung thuỷ ngân oxit thu được thuỷ ngân và oxi.
a. Viết PTHH của phản ứng
b. Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào
c. Nung 21,7 gam thuỷ ngân oxit. Tính thể tích oxi (đktc) và khối lượng thuỷ ngân thu được
Bài tập 14: Đốt cháy 24,8 g P trong 35,2 g ôxi
A, chất nào dư? Dư bao nhiêu gam?
B, Tính khối lượng chất tạo thành?
Bài tập 15: Đốt cháy 6,2(g) P trong bình chứa 6,72(l) khí O2 ở đktc theo sơ đồ phản ứng sau :P + O2 → P2O5
a) Sau phản ứng chất nào còn dư và nếu dư thì với khối lượng bao nhiêu?
b) Tính khối lượng sản phẩm thu được
ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 4 MÔN HÓA LỚP 8
Thời gian làm bài 45 phút
I/ Trắc nghiệm : 3đ
Khoanh tròn vào đáp án đúng :
1 : Sự tác dụng của oxi với một chất gọi là :
A . sự oxi hóa B . sự cháy
C . sự đốt nhiên liệu D . sự thở
2 : Hai lĩnh vực ứng dụng quan trọng nhất của khí oxi là dùng cho :
A . Sự hô hấp và quang hợp của cây xanh.
B . Sự hô hấp và sự đốt nhiên liệu.
C . Sự hô hấp và sự cháy
D . Sự cháy và đốt nhiên liệu
3 : Một oxit của photpho có thành phần phần trăm của P bằng 43,66%. Biết phân tử khối của oxit bằng 142 đvC . Công thức hóa học của oxit là :
A . P2O3 B . P2O5
C.PO2 D . P2O4
4 : Sự cháy khác sự oxi hóa chậm là :
A . có phát sáng B . không phát sáng
C . có tỏa nhiệt D . không tỏa nhiệt
5 : Thành phần theo thể tích của khí nitơ , oxi , các khí khác trong không khí lần lượt là:
A . 78% , 20% , 2% B . 78% , 21% , 1%
C . 50% , 40% , 10% D . 68% , 31% , 1%
Câu 6 : Chất dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm là :
II/ TỰ LUẬN : 7đ
7 : Các oxit sau thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ . Gọi tên các oxit đó ? . 1,5đ
Na2O , CaO , CO2 , SO3
8 : Hãy cho biết các phản ứng sau thuộc phản ứng nào ? . Vì sao ? 1,5 đ
9 : (4đ ).
Đốt cháy 6,2g phot pho trong khí oxi thu được điphotphopentaoxit ( P2O5 ) .
a) Tính khối lượng sản phẩm tạo thành sau khi đốt cháy .
b) Tính thể tích khí oxi ( đktc) cần dùng .
c) Nếu lấy lượng khí oxi dùng để đốt cháy lượng photpho trên cho phản ứng với khí metan (CH4) thì thể tích khí cacbonđioxit (đktc) thu được là bao nhiêu ?