BÀI TUYỀN TRUYỀN
CẤP CỨU ĐIỆN GIẬT VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG
Điện giật là 01 tai nạn xảy ra do vô tình va chạm vào dây, hoặc đồ dùng có dòng điện đi qua, khi đó dòng điện xuyên qua cơ thể gây phỏng da hoặc phá hủy các mô làm ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan nội tạng.
I/ CẤP CỨU:
1 Nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi dòng điện bằng cách:
- Cắt ngay dòng điện bằng cách kéo cầu dao xuống.
- Dùng cây khô hoặc vật cách điện tách dây điện tách dây điện ra khỏi người nạn nhân chú ý (người cứu hộ phải đứng trên dán khô hoặc mang dày dép khô). Tuyệt đối không được chạm tay trần vào người nạn nhân
- Đối với nạn nhân đang ở vị trí cao chú ý không cho té, ngã sẽ gây thêm chấn thương.
2 Kiểm tra ngay xem nạn nhân còn thở, tim còn đập hay không. Nếu nạn nhân ngừn tim ngừn thở phải nhanh chóng.
- Hô hấp nhân tạo miệng qua miệng, kết hợp xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
- Nên tích cực, bền bỉ hồi sức cho nạn nhân vì một số nạn nhân có thể sống lại được mặc dù trước đó đã ngừn tim ngừn thở.
II/ CÁCH PHÒNG CHỐNG:
- Không nên tự ý sửa chửa điện nếu không hiểu rõ về điện.
- Dây điện trong nhà phải được luồn vào ống nhựa cách điện mắc trên cao chắc chắn.
- Các mối nối dây điện phải được quấn kín bằng băng keo cách điện.
- Các ổ điện phải mắc trên cao để trẻ em không với tới ổ điện không xử dụng phải dán kín lại.
- Không xử dụng công tắc điện khi tay ướt.
- Đường dây kéo điện vào nhà phải đủ độ cao an toàn và chắc chắn.
- Nếu trong sân nhà có trụ điện thì phải làm hàng rào ngăn cách không cho trẻ em đến gần và leo trèo.
Để phòng chống tránh điện giật đáng tiếc xãy ra. BGH Nhà trường đề nghị các bậc CMHS, HS cần thực hiện tốt các vấn đề nêu trên.