https://youtu.be/vRoZqluI_9Q
Những ngày này, Hà Nội kiên cường phòng chống dịch bệnh covid19, để những ngày nghỉ dịch trở nên ý nghĩa hơn thì đây cũng là lúc chúng em tìm tòi và khám phá về mảnh đất chúng em sinh ra và lớn lên-Hà Nội. Đến với cuộc thi « Hà Nội trong em » với chủ đề « tình yêu Hà Nội », em là PhạmThu Trang, học sinh lớp 7a2 trường THCS Cao Bá Quát huyện Gia Lâm. Qua cuộc thi này, em mong muốn mọi người sẽ biết nhiều hơn về danh lam thắng cảnh và con người Hà Nội và để từ đó hiểu hơn, yêu hơn mảnh đất thiêng liêng này.
Có lẽ ít nơi nào mà chất lịch sử lại kết tinh sáng chói như vậy. Ở đây có người anh hùng làng Gióng, đánh giặc ngoại xâm từ thủơ lên ba, có nhà số 5D HàmLong với chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên ra đời, có Ba Đình với bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa. Có thể nói, mỗi tấc đất Hà Nội đều mang đậm dấu ấn lịch sử, đượm thắm máu hồng tươi. Nơi đây là thứ nhất kinh kỳ với 36 phố cổ, với những phố cũ phảng phất nết kiến trúc châu Âu, với những đường phố hiện đại vươn cao.
« Nhị hà từ Bắc sang Đông
Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này »
Có lẽ người Hà Nội cũng không còn xa lạ khi nhắc đến những cái tên như : đền Trấn Vũ, chùa Một Cột, đền Ngọc Sơn rồi đến hồ Gương-lẵng hoa xinh tươi giữa lòng thành phố. Xa hơn nữa là đền Sóc, đền Gióng với những miền quê xanh màu ngô lúa bên con sông Đuống, sông Hồng đỏ nặng phù sa. Nhắc đến danh lam thắng cảnh Hà thành không thể không nói tới Văn miếu-Quốc Tử Giám.
Văn Miếu được xây dựng tháng 10 năm 1070, thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được xây kề sau Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả các học trò giỏi trong thiên hạ. Văn Miếu có tường bao quanh xây bằng gạch. Bên trong có những lớp tường được ngăn ra làm 5 khu. Khu thứ nhất bắt đầu với cổng chính. Lối đi ở giữa dẫn đến cổng Đại Trung Môn mở đầu cho khu thứ hai. Hai bên còn hai cổng nhỏ. Vẫn lối đi ấy dẫn đến Khuê Văn Các. Khu thứ ba là từ gác Khuê Văn tới Đại Thành Môn, ở giữa khu này có một hồ vuông gọi là Thiên Quang Tỉnh (giếng trời trong sáng) có tường bao quanh.Hai bên hồ là hai khu vườn bia tức nơi dựng các tấm bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ. Hiện có 82 bia,. Đó 1à những di vật quý nhất của khu di tích. Bước qua cửa Đại thành là tới khu thứ tư. Một cái sân rộng, hai bên là dãy nhà Tả Vu, Hữu Vu, vốn dựng làm nơi thờ3 vị vua và thầy giáo Chu Văn An. Cuối sân là nhà Đại bái và Hậu cung, kiến trúc đẹp và hoành tráng.
Xưa kia, đây là nơi học của các hoàng tử, các học trò giỏi, còn với thời nay nơi đây là nơi tổ chức các sự kiện, là điểm du lịch của du khác trong nước và quốc tế. Có thể nói Văn miếu-Quốc Tử Giám là di tích lịch sử mà người dân Việt lấy đó làm tự hào, đây không chỉ là nhân chứng lịch sử ngàn năm của thủ đô Hà Nội, Quốc Tử Giám còn là ngôi trường “khai sinh” ra rất nhiều nhân tài tuấn kiệt cho đất nước.
Hà Nội đẹp không chỉ với danh lam và thắng cảnh mà con người nơi đây cũng mang những nét đẹp riêng cua người dân Hà Thành
« Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An »
Nhắc đến người Hà Nội là nói đến những con người nho nhã, thanh lịch từ lời ăn tiếng nói đến cách hành xử. Họ chon cho mình lối sống giản đơn, bình dị không phô trương hay màu mè.Nói đến tính cách thì phải trải nghiệm nhiều năm ở Hà Nội thì mới thấu hiểu tính cách của con người nơi đây. Trong công việc, người dân Hà thành luôn có tinh thần trách nhiệm, khi giải quyết công việc thì có tình, có lý. Với mọi người xung quanh, người Hà nội luôn cư xử tế nhị, họ suy nghĩ mọi thứ theo đường lối: đơn giản, ngay thẳng và chân thành, họ không suy nghĩ vòng vo, toan tính hay ấp ủ những ý định lâu dài.
Về lối sống, tính cách cũng đã phần nào nói lên lối sống của người Tràng An, họ có lối sống “tứ đại đồng đường” (nghĩa là nhiều thế hệ cùng sống chung trong một ngôi nhà).Điều này đã tôi luyện cho họ đức tính “kính trên nhường dưới”, hành xử tế nhị, ăn nói lễ phép. Xã hội ngày nay, vì lí do tôn trọng quyền riêng tư, nhiều gia đình đã không chon lối sống nhiều thế hệ trong một ngôi nhà. Mặc dù vậy, người Hà Nội vẫn coi gia đình là trên hết, họ vẫn cùng nhau đoàn tụ vào những ngày cuối tuần, ngày lễ, ngày Tết,... Từ ngàn đời nay, người Hà Nội vẫn giữ được lối sống khiêm tốn, khoan nhường, họ không thể hiện thái quá bản thân, ở mỗi con người luôn toát lên vẻ chậm rãi, nhẹ nhàng. Tùy người thì có có từng cách sống, cá tính riêng nhưng về bản chất người Hà Nội luôn chân thành, lời nói của họ có tính đảm bảo, không nói dối, lừa gạt người khác.
Mảnh đất Thủ Đô vốn dĩ xinh đẹp, nhỏ bé, con người nơi đây chân thành, hòa nhã. Du khách quốc tế đánh giá con người nói đây thân thiện, dễ gần, nhiệt tình trong giao tiếp và hành động.
Thăng Long xưa, Hà Nội nay vừa có nét vui tươi, nhôn nhịp của đất “kinh kỳ kẻ chợ” vừa có nét tôn nghiên, trang nhã, thanh tao của văn hiến ngàn đời. Em rất tự hào khi được sinh ra và lơn lên tại mảnh đất Hà Nội, được học tập và rèn luyện dưới mái trường mang tên danh nhân Cao Bá Quát, em tự hưa sẽ chăm ngoan học giỏi, nghe lời ông bà cha mẹ, thầy cô.
Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc, em xin trân trọng cảm ơn!