Trước sự tác động mạnh mẽ của CMCN 4.0 tới hệ thống giáo dục, Bộ giáo dục nói chung, Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng đã khuyến khích các giảng viên, các bộ môn, viện, trung tâm, các trường triển khai đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm hướng tới 1 nền giáo dục hiện đại, hội nhập quốc tế. Phương pháp giảng dạy và học tập trong nhà trường cần phải được thay đổi để phù hợp với CMCN4.0. Bài viết này tác giả sẽ phân tích 1 mô hình giáo dục tiên tiến đang thay đổi lớp học truyền thống, được ứng dụng dựa trên sự phát triển của công nghê thông tin và phương pháp đào tạo hiện đại đó là phương pháp dạy học lớp học ĐẢO NGƯỢC ( Flipped classroom) – ( LHĐN). Theo mô hình lớp học đảo ngược , kiến thức mà giảng viên truyền đạt được sinh viên học trực tuyến ở nhà. Giờ học ở lớp sẽ dành cho các hoạt động hợp tác với giảng viên giúp củng cố thêm các khái niệm, kiến thức đã tìm hiểu, phát huy cao tư duy sáng tạo của sinh viên.
CMCN 4.0 mà nền tảng là Internet kết nối mọi vật ( Internet of things, viết tắt là IoT) dựa trên sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin truyền thông (ICT). Đây là sự kết hợp giữa công nghệ thế giới thực, thế giới ảo và thế giới sinh vật cho phép thông tin, kiến thức, tri thức của nhân loại thường xuyên đưa lên " mây" ( cloud) cho bất kì ai tra cứu.
IoT cho phép mỗi đồ vật, mỗi con người được cung cấp 1 định danh của riêng mình và tất cả đều có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin dự liệu qua mạng Internet mà không cần có sự tương tác trực tiếp giữa người với người. Lúc đó, người học không cần đến lớp mà chỉ cần có máy tính, điện thoại…. kết nối Internet là có thể theo dõi được bài giảng…
Để tận dụng thế mạnh IoT như trên, đại học truyền thống phải thay đổi về chất. Trường đại học theo mô hình mới phải là sự kết hợp 2 phương thức đào tạo: trực tuyến và truyền thống. Nếu giáo dục truyền thống sinh viên học ở trường, về nhà làm bài tập thì giờ ngược lại, kiến thức được sinh viên học trực tuyến ở nhà, đến lớp chỉ để tương tác giữa sinh viên (SV) với SV hay SV với giảng viên (GV) về những gì chưa rõ, đưa ra những sáng kiến mới.
So sánh giữa lớp học truyền thống và LHĐN chúng ta thấy:
Lớp học truyền thống
|
Lớp học đảo ngược
|
- GV hướng dẫn
- SV ghi chép
- SV làm theo hướng dẫn
- SV có bài tập về nhà
|
- GV hướng dẫn bài tại nhà thông qua video, sách, trang web, các group
- SV hiểu sâu hơn các khái niệm, ứng dụng và có sự kết nối với nội dung đã thảo luận tại lớp
- SV nhận được sự hỗ trợ cá nhân khi cần thiết
|
LHĐN có nhiều ưu điểm như sau:
- LHĐN cho phép SV theo học với tốc độ của họ, SV có thể tạm dừng video để ghi chép và xử lý nguồn thông tin, nếu chưa rõ họ có thể quay lại, xem lại video khi họ chưa hiểu rõ
- Thời gian lên lớp được tận dụng tối đa cho sự tương tác giữa SV với SV, SV với GV, phát huy kỹ năng trình bày, giải quyết vấn đề… nhằm nâng cao hiểu biết sâu về nội dung bài học cho SV.
- Dành nhiều thời gian vào việc áp dụng các nội dung bài học vào thực tế
- GV dễ dàng nhìn nhận được những ưu điểm, hạn chế của từng SV, nhóm SV để giúp đỡ, bổ trợ giúp SV ngày càng hoàn thành tốt các kỹ năng và kiến thức.
Tuy nhiên để áp dụng được phương pháp này đòi hỏi:
- Mô hình giáo dục này phụ thuộc vào công nghệ do vậy để áp dụng được thì cả GV và SV đều phải có các thiết bị được kết nối Internet.
- GV phải chịu trách nhiệm về việc biên tập, thực hiện các video bài giảng.
- SV phải có ý thức và trách nhiệm tự học
- Thiết lập các kênh trao đổi liên lạc để chuyển giao bài giảng, tương tác, trao đổi giữa GV và SV
LHĐN hoàn toàn có thể áp dụng với tất cả các môn học tại BVU nói riêng và các trường học nói chung bởi công nghệ thông tin đã trở nên phổ dụng trên toàn thế giới. Mô hình này tại BVU có nhiều thuận lợi để áp dụng khi:
- 3 cơ sở dạy và học tại BVU đều có wifi
- GV BVU có đủ khả năng để ứng dụng CNTT vào dạy học
- Hầu hết SV BVU đều có thiết bị có thể kết nối như máy tính, điện thoại… Ngoài ra nhà trường còn trang bị thư viện điện tử.
- Việc cập nhật phần mền office 365 đã giúp kết nối giữa GV và SV thực hiện dễ dang. Giờ đây GV va SV, SV và SV hoàn toàn có thể trực tuyến cùng nhau làm việc và trao đổi công việc. GV hoàn toàn kiểm tra và đánh giá được hiệu quả làm việc của SV
Trải qua 2 học kì áp dụng mô hình LHĐN tác giả nhận thấy phương pháp này rất phù hợp với thời lượng lên lớp không nhiều của môn học mà tác giả đang giảng dạy. SV rất hào hứng học bài và tìm hiểu ở nhà, lớp học trở nên sôi nổi với phần thảo luận, sự vận dụng lý thuyết vào thực tế được giải quyết nhiều hơn giúp các em nhận thấy giá trị thực tiễn của môn học. Kiến thức qua 1 quá trình được các bạn tự nhào nặn, tìm kiếm, nhận thức và giải đáp vì vậy rất sâu sắc. Môi trường lớp học vui vẻ, sự tương tác giữa GV và SV tạo nên sự gắn kết khăng khít, kết quả học tập của các em cao. Các kỹ năng tự học, thuyết trình… của các sinh viên qua đó được nâng cao. Tác giả hy vọng phương pháp này sẽ được áp dụng rộng rãi trong việc giảng dạy nhiều môn học khác nhau tại BVU./.
ThS.Chung Thị Vân Anh