Mô hình này không chỉ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về cấu tạo, cấu trúc không gian của AND, ARN cũng như tăng sự yêu thích, đam mê với bộ môn khoa học này. Trong tiết học, học sinh được trải nghiệm, tự tay lựa chọn nguyên liệu, lắp ráp thành mô hình. Hấp dẫn hơn nữa là mô hình này có sự sáng tạo và hợp tác của các thành viên trong nhóm với nhau.
Tiết học tăng khả năng quan sát
Trong lúc tháo - gắn, học sinh cần quan sát kĩ lưỡng, lựa chọn các chi tiết sao cho chúng khớp và phù hợp với nhau. Vậy nên học sinh sẽ làm tăng khả năng phân tích và quan sát các đồ vật xung quanh của trẻ. Riêng với những học sinh, các chi tiết lắp ráp sẽ giúp trẻ nhận biết hình khối không gian và màu sắc đại diện cho các thành phần tham gia cấu trúc.
Rèn luyện sự nhẫn nại
Việc lựa chọn, tìm kiếm nguyên liệu phù hợp ý tưởng, khả năng của nhóm để lắp ráp thành một mô hình hoàn chỉnh đòi hỏi học sinh phải kiên nhẫn và quyết tâm. Không những vậy, trải qua quá trình tìm tòi, thử nghiệm và hoàn thành được mô hình, các học tạo hưng phấn cho trẻ tiếp tục tạo ra những mô hình mới, có tính thẩm mĩ, gắn với nội dung kiến thức đã được học.
Phát triển năng lực cho học sinh
Tiết học thành công khi có sự thích thú, sáng tạo, tích cực từ phía học sinh. Ngoài củng cố kiến thức, tiết học đã kích thích, phát triển năng lực ở học sinh như năng lực hợp tác nhóm, năng lực thiết kế - sáng tạo, khả năng thẩm mĩ, tư duy tổng hợp hóa kiến thức. Với sự giáo viên hướng dẫn tiết học cùng hỗ trợ của các nhóm bạn thì mô hình của các nhóm học sinh cũng đã hoàn thiện.… Tuy còn nhiều bỡ ngỡ và chưa hoàn toàn đúng nhưng đó cũng là thành quả của sự cố gắng tìm tòi, tích lũy kinh nghiệm học tập của học sinh.