PHIẾU
BÀI TẬP
ÔN
TẬP CÂU NGHI VẤN
Bài
tập 1: Tìm các câu
nghi vấn trong các đoạn dưới đây và cho biết chúng có những đặc điểm hình thức
nào của câu nghi vấn:
1. Tôi hỏi cho có chuyện:
-
Thế nó cho bắt à?
2.
-
Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế
nào mợ cháu cũng về.
Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:
-
Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm,
có như dạo trước đâu!
3. Vua hỏi: “Còn nàng Út đâu?”. Nàng Út
bẽn lẽn dâng lên vua mâm bánh nhỏ.
4. Anh có biết con anh là một thiên tài
hội họa không?
5. Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
6. Phân tích để làm rõ cái hay của những
câu thơ sau:
-
Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong
nghiên sầu…
-
Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài giời mưa bụi
bay.
Theo em, những câu thơ
đó là tả cảnh hay tả tình?
7. Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta
say mồi đứng uống ánh trăng tan?
8. Những người muôn năm cũ
Hồn
ở đâu bây giờ?
9. Mày có muốn biết thế nào là lễ độ
không?
10. Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta
ấy hả?
Bài
tập 2: Tìm câu nghi
vấn trong các đoạn dưới đây, chỉ ra các đặc điểm hình thức của chúng và cho biết
chúng được dùng với mục đích gì?
1.
Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua,
còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!
2.
Tôi quắc mắt: Sợ gì? Mày bảo tao còn sợ
ai hơn tao nữa!
3.
Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi
này! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái thói ngông cuồng
dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?
4.
Cháu nằm trên lúa
Tay
nắm chặt bông
Lúa
thơm mùi sữa
Hồn
bay giữa đồng
Lượm
ơi, còn không?
5.
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà
sao nên lũy, nên thành tre ơi?
PHIẾU BÀI TẬP CÂU NGHI VẤN 2
Bài tập 1:
a. Điền dấu câu thích hợp vào chỗ ( ) trong đoạn trích dưới đây:
Gõ đầu roi
xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ ( )
-
Thằng kia (
) Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à ( ) Nộp tiền sưu ( ) Mau ( )
Hoảng
quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu
gì ( ) Người nhà lí trưởng cười một cách mỉa mai ( )
-
Anh ta lại sắp
phải gió như
đêm qua đấy ( )
Rồi
hắn chỉ luôn vào mặt chị Dậu ( )
-
Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không ( ) Đấy ( ) Chị
hãy
nói
với ông cai, để ông ấy ra đình kêu
với quan cho ( ) Chứ ông lí tôi thì
không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa ( )
b. Chỉ ra những câu nghi vấn trong đoạn trích sau khi
đã điền dấu xong. Cho biết dấu hiệu nào để nhận ra đó là câu nghi vấn?
Bài tập 2:
Các câu sau đây có phải là câu nghi vấn
không? Vì sao?
a.
Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy
nhiêu.
b.
Nhớ ai giãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
(Ca dao)
c. Người nào chăm chỉ học tập người ấy sẽ
tiến bộ.
d.
Sao không để chuồng nuôi lợn khác!
(Tô Hoài)
6.
-
Nói đùa thế, chứ ông giáo để cho khi
khác…
-
Việc gì phải chờ khi khác? … Không bao
giờ nên hoãn sự sung sướng lại. Cụ cứ ngồi xuống đây! Tôi làm nhanh lắm…
7.
Cả đàn bò giao cho thằng bé người không
ra người ngợm không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao?
8.
Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Mày đừng
có làm dại mà bay đầu đi đó, con ạ!
9.
Nhà vua ngắm nhìn mặt biển, rồi nói:
-
Biển này sao không có cá nhỉ?
10.
Đồ ngốc! Sao lại không bắt con cá đền
cái gì? Đòi một cái máng cho lợn ăn không được à?
Bài
tập 3: Với mỗi mục
đích dưới đây, em hãy đặt 1 câu nghi vấn phù hợp:
1.
Nhờ bạn đèo về nhà.
2.
Mượn bạn 1 cái bút.
3.
Bộc lộ cảm xúc trước một bức tranh đẹp.
4.
Chào hỏi một người quen khi đi đường.